Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015

Thuốc lợi tiểu Furosemid

Furosemid

Thuốc tác dụng ở nhánh lên của quai Henle, vì vậy được xếp vào nhóm thuốc lợi tiểu qua



Dạng thuốc và hàm lượng: Thuốc tiêm 20 mg/2 ml. Viên nén 40 mg.

Chỉ định: Phù phổi cấp; phù do tim, gan, thận và các loại phù khác; tăng huyết áp khi có tổn thương thận; tăng calci huyết.

Chống chỉ định: Mẫn cảm với furosemid và với các dẫn chất sulfon- amid, ví dụ như sulfamid chữa đái tháo đường. Tình trạng tiền hôn mê gan, hôn mê gan. Vô niệu hoặc suy thận do các thuốc gây độc đối với thận hoặc gan.

Thận trọng: Giám sát điện giải, đặc biệt là kali và natri; người cao tuổi (giảm liều); mang thai và cho con bú  phải bù thể tích máu trước khi điều trị thiểu niệu.

Thận trọng với những người bệnh phì đại tuyến tiền liệt hoặc đái khó vì có thể gây bí tiểu tiện cấp; có thể làm nặng thêm đái tháo đường và bệnh gút, suy gan và suy thận.Tương tác thuốc 

Tác dụng không mong muốn

Tuần hoàn: Giảm thể tích máu trong trường hợp điều trị liều cao. Hạ huyết áp thế đứng.

Chuyển hóa: Giảm kali huyết, giảm natri huyết, giảm magnesi huyết, giảm calci huyết, tăng acid uric huyết, nhiễm kiềm do giảm clor huyết. Tăng tạm thời nồng độ cholesterol và triglycerid trong huyết tương. Tăng glucose huyết, glucose niệu.

Máu: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt.

Da: Ban da, viêm mạch, dị cảm.

Tai: ù tai, giảm thính lực có hồi phục (ở liều cao).

Liều lượng và cách dùng

Điều trị phù: Liều thường dùng là 40 mg, uống mỗi ngày, vào buổi sáng khi ngủ dậy. Liều duy trì, 20 mg mỗi ngày hoặc 40 mg cách nhau 1 ngày; liều có thể tăng tới 80 mg/ngày khi phù dai dẳng.

Với trẻ em, thường cho uống 1 - 3 mg/kg/ngày, không quá 40 mg/ngày.

Đường tiêm dùng nửa liều trên.

Điều trị tăng huyết áp: ít dùng để điều trị tăng huyết áp.

Điều trị tăng calci huyết: Uống 120 mg/ngày, chia 2 - 3 lần.

Phù phổi cấp: Tiêm tĩnh mạch chậm, người lớn, 20 - 50 mg, nếu cần tăng thêm 20 mg mỗi lần, cách nhau 2 giờ; nếu dùng 1 liều hữu hiệu duy nhất mà lớn hơn 50 mg, nên cho truyền tĩnh mạch với tốc độ không vượt quá 4 mg/phút; trẻ em, 0,5 - 1,5 mg/kg mỗi ngày (tối đa 20 mg/ngày).

Thiểu niệu (tốc độ lọc cầu thận dưới 20 ml/phút), truyền tĩnh mạch chậm, với tốc độ không vượt quá 4 mg/phút. Người lớn, ban đầu 250 mg trong thời gian 1 giờ; nếu lượng nước tiểu không đủ trong vòng 1 giờ sau liều đầu tiên, cho truyền 500 mg trong 2 giờ, nếu lượng nước tiểu vẫn không đáp ứng trong thời gian 1 giờ sau liều thứ hai, cho truyền 1 g trong 4 giờ; nếu vẫn không đáp ứng sau liều thứ 3, có thể cần phải làm thẩm phân. Ghi chú: Liều phải pha loãng trong 1 lượng thích hợp dịch truyền, lượng này phụ thuộc vào tình trạng cần nước của người bệnh.

Quá liều và xử trí

Triệu chứng: Mất cân bằng nước và điện giải bao gồm chuột rút, khát nước, huyết áp tụt, chán ăn, mạch nhanh, đau đầu.

Xử trí: Bù lại lượng nước và điện giải đã mất.

Độ ổn định và bảo quản

Thuốc còn chất lượng thể hiện bởi dung dịch không màu, viên màu trắng.

Thuốc bị biến màu là đã hỏng. Bảo quản nơi mát, tránh ánh sáng.

 
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© Thuốc & Bệnh Học
Designed by BlogThietKe Cooperated with Duy Pham
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0
Posts RSSComments RSS
Back to top