Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2015

Sơ cứu nhanh khi bị bỏng nước sôi

Nước sôi là nguồn gây bỏng thường gặp và đối tượng dễ bị nhất lại là trẻ em và người già. Tuy vậy vô tình ai cũng có thể bị bỏng do nước sôi gây ra và việc sơ cứu ban đầu cho người bị bỏng là vô cùng quan trong và cần thiết. Sơ cứu đúng và càng nhanh sẽ hạn chế mức độ sâu nặng của vết bỏng, hạn chế mức độ tổn thương cũng như diện tích bị tổn thương. Bài viết này xin giởi thiếu cách sơ cứu nước sôi nhanh nhất và đúng nhất.
Cần làm mát vết bỏng nhanh nhất để hạn chế tổn thương
Cách sơ cứu


1. Loại bỏ nguồn gây bỏng
Nhanh chóng đưa người bị bỏng cách ly ra khỏi nguồn nước sôi. Đây là việc làm đầu tiên trong sơ cưu để tránh cho vết thương rộng vầ sâu hơn nữa.
2. Làm mát vết thương
Để tránh cho da khỏi bị phỏng rộp, cần làm mát vết thương nhanh nhất bằng cách mở vòi nước lạnh cho chảy chầm chậm lên vết bỏng khoảng 15 – 20 phút. Nước sạch vừa có tác dụng giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm, giảm độ sâu của vết thương.  Nước làm mát phù hợp là nước có nhiệt độ không dưới 5 độ C.
3. Tháo bỏ các vật gây thêm tổn thương
Nếu bị bỏng, mà trên vết bỏng có các vật dụng như giầy, dép, vòng kể cả quần áo cũng cần được tháo bỏ trước khi vết bỏng sưng nề. Đối với vết bỏng nằm ở các vị trí không thuận tiện để tháo bỏ quần áo thì cần cắt xé vùng quần áo quanh vết bỏng để vết bỏng tránh bị cọ xát, không thoát được nhiệt sẽ gây nên tình trạng bỏng nặng hơn
4. Tránh nhiễm trùng vết bỏng
Sau khi làm mát và tháo bỏ các vật dụng quanh vết bỏng cần băng vết thương bằng gạc tiệt trùng để tránh nhiễm trùng vết thương. Trong trường hợp nhà không có gạc vô khuẩn có thể dùng vải sạch để băng bó vết thương.
5. Tuỳ theo mức độ bỏng mà điều trị
Sau khi sơ cứu vết thương, nếu trường hợp bỏng nhẹ chỉ tồn thương vùng da 1 và diện tích nhỏ có thể tự điều trị tại nhàsau một thời gian chăm sóc tại nhà da vùng bỏng có thể tự liền lại. Đối với trường hợp bị nặng hơn, diện tích rộng thì sau khi sơ cứu cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời được điều trị.
Lưu ý cần tránh trong sơ cứu
§  Tuyệt đối không được dùng nước mắm,  kem đánh răng,… hoặc các loại thuốc mỡ bôi để đắp lên vết bỏng. Mọi người thường nghĩ làm nhưu vậy sẽ hạn chế được vết bỏng và có thể chữa khỏi nhưng đây là suy nghĩ sai lầm điều này sẽ khiến vết bỏng trở nên trầm trọng hơn, dễ bị viêm nhiễm nặng hơn.
§  Không dùng đá để làm mát vết bỏng, điều này khiết vết bỏng trở nên trầm trọng hơn, vùng da vừa bị bỏng thì bị lạnh đột ngột tế bào co lại khiến vết bỏng lâu khỏi và dễ bị loét hơn.
§  Nếu vùng bỏng lớn thì không nên cởi bỏ quần áo khiến bị lột da vùng bỏng, nên nhanh chóng dùng kéo cắt áo quần ra tách khỏi vết bỏng tránh việc áo quần dính chặt vào vết bỏng khiến vết bỏng bị đau rát, dễ viêm nhiễm.
§  Đối với trẻ em bị bỏng cần dùng các biện pháp như an ủi, đặt trẻ ở tư thế nằm, cho trẻ uống nước để tránh tình trạng sốc cho trẻ.


Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© Thuốc & Bệnh Học
Designed by BlogThietKe Cooperated with Duy Pham
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0
Posts RSSComments RSS
Back to top