Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015

Hội chứng thiếu máu

 Đại cương

Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng và chất lượng hồng cầu trong máu


Số lượng hồng cầu: Người Việt Nam bình thường có số lượng hồng cầu trong khoảng 3,8 - 4,5 T/l. Ở Nữ thấp hơn ở nam.

Nếu hồng cầu dưới 3,8 T/l là thiếu máu.

Nếu HC trên 5,5 T/l là đa hồng cấu.
Người Việt Nam trưởng thành có lượng huyết sắc tố (hemoglobin) bình thường từ 140g/l - 160g/l, ở trẻ sơ sinh có nhiều hơn (195g/l), ở trẻ em ít có hơn (1 tuổi: 112g/l ; 10 tuổi: 120g/l). Nếu tính theo nồng độ phân tử thì bình thường HST = 8,1 - 9,3mcmol/l.

Thiếu máu là khi HST ở nam < 130g/l; ở nữ < 120g/l; ở phụ nữ có mang < 110g/l.

Đây là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá thiếu máu.
Thiếu máu gây thiếu hụt oxy, các chất đạm ,đường ,mỡ không chuyển hóa hoàn toàn gây ứ đọng chất trung gian, nhiễm độc cơ thể.
 Phân loại thiếu máu.
* Có rất nhiều cách phân loại thiếu máu như­: 
+ Phân loại theo tính chất tiến triển: thiếu máu cấp tính, thiếu máu mạn tính.
+ Theo kích thước HC: thiếu máu HC to, nhỏ, trung bình.
+ Theo tính chất thiếu máu: ta có: thiếu máu như­ợc sắc, đẳng sắc, ư­u sắc)... 
Tuy nhiên cách phân loại như trên là đơn giản, dễ ứng dụng trong lâm sàng nh­ưng không đầy đủ. 
* Cách phân loại khoa học và đầy đủ hơn cả là phân loại theo nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh. Theo cách này ng­ười ta chia thiếu máu làm 4 loại sau:
+ Thiếu máu do chảy máu:
- Cấp tính: sau chấn th­ương, chảy máu dạ dày- tá tràng...
- Mạn tính: do giun móc, trĩ chảy máu...
+ Thiếu máu do thiếu yếu tố tạo máu: 
Các chất cần thiết cho tạo máu hay bị thiếu th­ường là: sắt, vitamin B12, acid folic, vitamin C, protein, nội tiết... thường hay gặp nhất là thiếu máu dinh dư­ỡng.
+ Thiếu máu do rối loạn tạo máu:
- Suy như­ợc tủy x­ương.
- Loạn sản tủy x­ương .
- Tủy x­ương bị lấn át, chèn ép do các tổ chức ác tính hoặc di căn ung th­ư vào tủy x­ương. 
+ Thiếu máu do huyết tán:
- Nguyên nhân tại HC: như­ bất thư­ờng cấu trúc màng HC (bệnh HC hình bi...), thiếu hụt men (G6PD...), rối loạn HST (thalasemie, bệnh HC hình lưỡi liềm..).
- Nguyên nhân ngoài HC : như­ miễn dịch, nhiễm độc, nhiễm trùng, bỏng...
* Ng­ười ta cũng có thể chia thiếu máu làm 3 loại :
+ Do chảy máu
+ Do rối loạn tạo HC: 
- Do thiếu yếu tố tạo hoặc.
- Do rối loạn tạo HC ở tủy xư­ơng. 
+ Do huyết tán.


Triệu chứng
Triệu chứng cơ năng

Ù tai, hoa mắt, chóng mặt thường xuyên hay khi thay đổi tư thế hoặc khi gắng sức. Có thể ngất lịm nhất là khi thiếu máu nhiều.

Nhức đầu, giảm trí nhớ, mất ngủ hoặc ngủ gà, thay đổi tính tình (hay cáu gắt), tê tay chân, giảm sút sức lao động trí óc và chân tay.

Hồi hộp đánh trống ngực, khó thở, có thể đau vùng trước tim do thiếu máu cơ tim.

Chán ăn, đầy bụng, đau bụng, ỉa lỏng hoặc táo bón.

Triệu chứng thực thể

Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt; có thể kèm theo vàng da, niêm mạc nếu thiếu máu huyết tán; có thể kèm theo xạm da, niêm mạc, nếu thiếu máu do rối loạn chuyển hoá sắt. Chú ý khám da ở vị trí da mỏng, trắng như mặt, lòng bàn tay...khám niêm mạc mắt, môi, lưỡi, vòm miệng...màu sắc của niêm mạc phản ánh trung thành hơn màu sắc của da.

Lưỡi: Màu nhợt, có thể nhợt vàng trong huyết tán, bự bẩn trong thiếu máu do nhiễm khuẩn, lưỡi đỏ lừ và dày lên trong thiếu máu Biermer.

Gai lưỡi mòn hay mất làm lưỡi nhẵn bóng, có thể có vết ấn răng, (thường gặp trong thiếu máu mạn và nhược sắc). Ngoài ra cần chú ý các nốt chảy máu ở lưỡi trong các bệnh xuất huyết, vết nứt, rộp lo t, rách hãm lưỡi trong các trường hợp thiếu vitamin (B2, PP...).

Tóc rụng, móng tay giòn dễ gẫy, chân móng bẹt hoặc lõm, màu đục, có khía, bở, dễ gãy, đặc biệt hay gặp trong thiếu máu thiếu sắt mạn tính.

Mạch nhanh, tim có tiếng thổi tâm thu thiếu máu, thường nghe rõ ở giữa tim, có thể nghe thấy ở mỏm tim, là tiếng thổi cơ năngo máu loãng gây ra. Thiếu máu lâu có thể dẫn đến suy tim.
Những điểm cần lưu ý khi khám bệnh

Thiếu máu là một hội chứng gặp nhiều trong các bệnh lý nội khoa, ngoại khoa, sản khoa và chuyên khoa, vì nguyên nhân thiếu máu là rất đa dạng không chỉ gặp trong bệnh lý của máu và cơ quan tạo máu, bởi vậy khi hỏi và khám bệnh nhân bị thiếu máu cần lưu ý mấy điểm sau đây:

Hỏi bệnh

Nghề nghiệp bệnh nhân: Làm ruộng? (dùng phân tươi dễ bị nhiễm giun móc); tiếp xúc các yếu tố độc hại như: benzen, chì, các bức xạ ion hoá (tia X, gama)...

Chế độ ăn uống.

Những hoá chất, thuốc đã sử dụng?: clorocid, các thuốc chống ung thư...

Gia đình có ai mắc bệnh tương tự hay không?

Các bệnh lý đã mắc: bệnh thận, các bệnh gây tình trạng chảy máu, dạ dày- tá tràng, các bệnh phụ khoa...

Khám bệnh cần lưu

Khám một cách toàn diện có hệ thống đối với tất cả các cơ quan, nhưng đặc biệt lưu ý tới:

Cơ quan tạo máu.

Gan, lách (hay gặp thiếu máu do cường lách hoặc huyết tán).

Bệnh lý của thận.

Bệnh lý dạ dày- tá tràng (liên quan đến tình trạng chảy máu).

Bệnh lý phụ khoa (liên quan đến tình trạng mất máu do kinh nguyệt kéo dài)...

Tóm lại: hội chứng thiếu máu bao gồm nhiều triệu chứng lâm sàng chủ yếu do thiếu oxy tổ chức gây nên. Muốn điều trị khỏi thiếu máu phải xác định được cơ chế và nguyên nhân của nó bằng nhiều thử nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng khác nhau từ đơn giản đến phức tạp.


















Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© Thuốc & Bệnh Học
Designed by BlogThietKe Cooperated with Duy Pham
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0
Posts RSSComments RSS
Back to top